Hầu hết các ngôi nhà để có được vẻ sang trọng và lịch sự đều dùng cửa gỗ, đặc biệt là gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, cửa gỗ có một nhược điểm khó tránh khỏi là dễ bị rạn nứt, cong vênh và xệ cánh khi thi công cũng như qua thời gian sử dụng. Dưới đây là những nguyên nhân và mẹo khắc phục khi cửa gỗ bị cong vênh, xệ cánh đơn giản mà hiệu quả.
Nguyên nhân cửa gỗ bị cong vênh, xệ cánh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cánh của bị xệ và cong vênh nứ nở, Đồ Gỗ Văn Hà xin chia thành 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân khách quan và chủ quan
1. Nguyên nhân khách quan
Các yếu tố moi trường cà tác động của con người là những nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng cánh cửa vị xệ và cong vênh. Cụ thể:
– Gỗ là loại vật liệu chịu ảnh hưởng rất lớn từ thiên nhiên, mùa mưa ẩm thì gỗ nở ra, mùa mưa thì gỗ co lại đặc biệt là phải chịu nắng mưa thường xuyên cửa gỗ dù là loại gỗ nào cũng sẽ bị cong vệnh và rạn nứt, vấn đề chỉ là thời gian sớm hay muộn mà thôi.
– Thời gian sử dụng quá lâu năm dẫn đến bản lề, ốc vít và gỗ bị oải dẫn đến xệ cánh.
– Các loại gỗ làm cửa tốt thường có trọng lượng lớn, thêm nữa trong quá trình sử dụng bị các em bé đu vít dẫn đến xệ cánh. Các loại gỗ làm khuôn cửa tốt nhất <= các chú các bác xem tại đây nhé.
2. Nguyên nhân chủ quan
Gỗ có nhiều loại gỗ, có loại tự nứt và cong vênh không cần tác động của môi trường và con người, có loại không. Những nguyên nhân chủ quan dẫn đến cửa gỗ bị nứt và cong vênh gồm có:
– Chất lượng gỗ là điều đầu tiên, lựa chọn gỗ kém chất lượng làm cửa sẽ khiến cánh cửa nhanh chóng bị xệ và cong vênh, rạn nứt.
– Đối với các loại gỗ công nghiệp do được ghép lại từ những lớp ván mỏng hoặc vụn gỗ với keo nên trong quá trình chuyển động thường xuyên sẽ bị xệ, cong vênh và nở. Do đó rất ít người lựa chọn gỗ công nghiệp làm cửa.
– Do quá trình xử lý gỗ trước khi sản xuất không được tốt, gỗ còn ẩm đã đưa vào sản xuất, trong quá trình sử dụng sẽ bị xệ và cong vênh.
– Tay nghè của thợ thi công chưa cao. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến việc cửa vị xệ và cong vênh. Vít bắt chưa chặt, bản nề bắt chưa cân đối, lệch lạc, khuôn chưa được đặt chính xác vào vị trí là nhưng yếu tố khiến khuôn cửa bị xệ, ngay cả khi vừa mới lắp xong.
Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cửa bị xệ và công vênh, vậy cách khắc phục thế nào? Dưới đây là một vài mẹo khắc phục tình trạng cửa bị xệ và cong vênh đơn giản những rất hiệu quả. Nhưng trước hết hãy xem qua một vài mẫu cửa gỗ đẹp và thình hành nhất hiện nay tại đây nếu các chú các bác có nhu cầu.
Mẹo khắc phục cửa gỗ bị xệ, cong vênh hiệu quả
Đồ Gỗ Văn Hà xin gửi đến các bạn một số cách khắc phục khi cửa gỗ bị xệ cánh và cong vênh như sau:
1. Các cách thực hiện trước khi thi công
– Lựa chọn loại gỗ tốt để làm cửa là việc đầu tiên các chú các bác phải yêu cầu thợ làm, như vậy sẽ hạn chế tình trạng cửa gỗ bị xệ và cong vênh gây mất thẩm mỹ. Gỗ tốt được hiểu là các gỗ nhóm 1, 2 hoặc 3, được phơi khô đủ thời gian theo tiêu chuẩn. Nên chọn loại gỗ làm khuôn cửa tốt nhất các chú bác xem tại đây nhé: “Gỗ nào làm khuôn cửa tốt nhất hiện nay“
– Không nên làm cửa bằng gỗ công nghiệp, thời gian sử dụng khi gỗ công nghiệp làm khuôn cửa là rất ngắn và dễ bị nở, xệ và cong vênh.
– Nên làm ô văng hoặc mái hiên hay mành che cho khuôn cửa với những hướng thường xuyên phải chịu mưa nắng, như vậy cửa sẽ bền hơn và không bị rạnh nứt cũng như cong vênh hay xệ cánh.
– Cánh cửa không nên làm quá lớn đây cũng là một cách để hạn chế tình trạng xệ cánh của cửa. Cánh của quá lớn sẽ khiến bản nề chịu nhieuf sức nặng, sau một thời gian sử dụng cánh sẽ bị xệ. Thường cánh cửa sổ nên rộng từ 60cm – 80cm là vừa. Ở các góc cửa nên có các ke vuông bằng thép chống gỉ, nhằm đỡ cho các khung cửa luôn ở dạng vuông góc với nhau, tránh xệ cánh. Ở các vị trí bản lề, nếu cửa bị xệ có thể chỉnh bằng các long đen đệm. Hướng dẫn cách chọn kích thước thước cửa phù hợp như sau:
+ Đối với cửa đi 1 cánh chiều rộng không quá 0.9m chiều cao không quá 2.4mm chưa tính ô fix trên
+ Đối với cửa đi 2 cánh mở quay chiều rộng không quá 1.8m chiều cao cũng không quá 2.4m chưa tính ô fix
+ Đối với cửa đi 4 cánh thì chiều rộng không quá 3.0m chiều cao cũng không quá 2.4m chưa kể ô fix nên sử dụng lề 3D (120kg GQ). Nếu quá quy định cho phép thì cần tìm hiểu cách khắc phục cửa gỗ bị xệ, bị cong vênh trước.
+ Hạn chế chia đố không chia là tốt nhất, nếu sử dụng kính thì nên sử dụng kính 8mm cường lực là chuẩn.
– Ở các góc cửa nên có các ke vuông bằng thép chống gỉ, nhằm đỡ cho các khung cửa luôn ở dạng vuông góc với nhau, tránh xệ cánh.
– Ở các vị trí bản lề, nếu cửa bị xệ có thể chỉnh bằng các long đen đệm
Cửa gỗ 2 cánh đẹp có các ke vuông bằng thép chống gỉ, nhằm đỡ cho các khung cửa luôn ở dạng vuông góc với nhau, tránh xệ cánh.
2. Các cách khắc phục sau khi sử dụng
Khi cửa bị xê, chắc chắn bạn sẽ đi tìm các cách xử lý cửa gỗ bị xệ, dưới đây là một số bước cơ bản để cho bạn học và làm theo:
Bước 1: Để khắc phục cửa gỗ bị xệ trước hết chúng ta phải kiểm tra lại tất cả các ốc vít, bản lề
Khi thấy cửa có hiện tượng xệ chúng ta không nên vội tháo cửa ra ngay mà hãy kiểm tra chúng trước khi quyết định làm điều gì đó. Bạn hãy xem xét các bản lề, chốt, ốc vít xem có bị lỏng hay bung hay không. Nếu thấy chúng lỏng hãy vặn lại thật chặt nhưng chú ý không vặn quá cứng và chặt nhé.
Bước 2: Tìm các lỗ tước
Nếu bạn tìm thấy các lỗ đó, hãy loại bỏ bản lề sau khi đặt một vật chèn dưới cánh cửa để giữ nó tạm thời. Nhúng một que tăm hoặc que diêm vào keo dán gỗ rồi chèn nó vào lỗ. Khi keo khô, thay thế bản lề và ốc vít mới cho cửa.
Bước 3: Thay thế các ốc vít và bản lề
Khi bạn kiểm tra bản lề, ốc vít mà thấy chúng bị lỏng, mặc dù đã cố gắng vặn chặt nhưng nó vẫn không yên vì có lẽ chúng đã “quá già”, bạn cần thay thế ốc, bản lề mới cho cửa gỗ căm xe nhà mình. Việc này sẽ giúp cửa được giữ cố định tốt hơn và chắc hơn, hiện tượng xệ, võng cửa sẽ không xảy ra nữa.
Bước 4: Thêm miếng chêm vào giữa các bản lề và khung cửa
Nếu muốn khắc phục cửa gỗ bị xệ một cách hoàn toàn bạn nên sử dụng một tấm gỗ mỏng hoặc tấm bằng đồng thau hoặc chọn loại vật liệu mỏng nhất có thể. Chêm nó vào giữa bản lề và khung cửa, canh chỉnh sao cho cửa không còn bị xệ nữa thì có thể ngưng và dừng lại.
Bước 5: Cắt hoặc bào đi góc dưới cùng của cửa
Điều này sẽ là sự lựa chọn cuối cùng của bạn. Bạn sẽ phải loại bỏ cả cánh cửa, chà nhám hoặc bào một phần nhỏ góc dưới cùng của cánh cửa gỗ. Nếu như cửa vẫn còn bị kẹt, bạn sẽ phải lặp lại quá trình này một vài lần nữa.
– Đối với trường hợp sửa chữa cửa gỗ cong vênh theo khí hậu:
Tốt nhất trong những ngày nắng nóng. Bạn nên sử dụng khăn ẩm, lau cửa vài ba lần trong ngày. Còn những ngày lạnh, nên giữ cho nhiệt độ phòng ấm áp. Như vậy trong điều kiện không khí được cân bằng. Tình trạng cong vênh cũng được giảm bớt và cũng hạn chế, khắc phục cửa gỗ bị xệ, cửa gỗ bị hở một cách đầy đủ hơn.
– Trong trường hợp cong vênh do gỗ còn ướt, bạn nên tháo cửa gỗ phơi ra chỗ nắng nhẹ:
Đây là cách sửa cửa gỗ đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao. Còn nếu như cong vênh do thừa gỗ, bạn nên ước lượng phần thừa, dùng máy mài cầm tay mài bỏ phần thừa đó đi. Như vậy, tình trạng cong vênh sẽ hết
– Bạn cũng cần lưu ý trong suốt quá trình sử dụng cửa gỗ, cần đảo bảo tính khô ráo cho cửa. Không nên để cửa bị ngập nước cũng như trồng cây, che mành chắn nắng cho cửa, bảo vệ tốt cho cửa để không phải mất công khắc phục cửa gỗ bị xệ, bị cong vênh.
Không chỉ riêng cửa gỗ mà đối với tất cả đồ gỗ gia dụng đều có những nhược điểm nhất định mà chúng ta cần lưu ý ngay từ đầu. Lựa chọn loại gỗ tốt và bảo quản tốt là lời khuyên cơ bản nhất cho những gia đình yêu thích đồ gỗ. Nếu như cửa gỗ bị cong vênh, bị xệ sau khi sử dụng, các bạn hãy thực hiện các bước để khắc phục cửa gỗ bị xệ, bị cong vênh theo những gì đã chỉ dẫn để khôi phục lại, đảm bảo tính thẩm mĩ và chất lượng. Đồ Gỗ Văn Hà – Chuyên làm cửa gỗ chất lượng cao, không mối mọt cong vênh theo thời gian hy vọng được làm làm ra những chiếc cửa đẹp và chắc chắn cho căn nhà của các chú, các bác.
Pingback: Các cách xử lý đồ gỗ bị nứt đơn giản mà hiệu quả - Đồ Gỗ Văn Hà - Đồ gỗ gia truyền chất lượng cao